Dấu ấn hải quan trong tiến trình hội nhập quốc tế
2015-08-17 14:51:02
(HQ Online)- Ngày 10-9-1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh 27-SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu.
Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, không chỉ đánh dấu sự ra đời của Hải quan Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của đất nước, mà còn khẳng định Hải quan là một công cụ không thể thiếu của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia; bảo vệ an ninh, an toàn cộng đồng; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Những thành tích trong lĩnh vực cải cách, hiện đại hóa hải quan thời gian qua là một ví dụ điển hình.
Từ thủ công sang điện tử
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2015, với mục tiêu: Đến năm 2015, 100% Cục Hải quan, 100% các chi cục tại các địa bàn trọng điểm, 60% loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch XNK, 60% DN thực hiện thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT). Đến năm 2020, các con số này được nâng lên thành 100% chi cục, 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch XNK và 80% DN thực hiện.
Trước thời điểm năm 2011, TTHQĐT đã đi được chặng đường 5-6 năm, nhưng lúc đó, phương thức này mới chỉ dừng lại ở việc thí điểm và áp dụng cho hơn 10 trong tổng số 34 Cục Hải quan trên cả nước. Nhiều cán bộ Hải quan lúc bấy giờ băn khoăn, liệu Hải quan Việt Nam có đạt được yêu cầu mà Chính phủ và Bộ Tài chính đặt ra. Thậm chí có cán bộ còn cho rằng những chỉ tiêu nêu trên là tham vọng và áp lực rất lớn. Lo lắng của CBCC Hải quan khi đó không phải là không có cơ sở, bởi những ngày đầu triển khai, việc thực hiện TTHQĐT gặp rất nhiều khó khăn, cả CBCC hải quan và DN phải làm quen với ứng dụng CNTT trong thực hiện thủ tục hải quan. Quan trọng hơn là sự thay đổi phương thức thực hiện thủ tục đã ăn sâu trong tiềm thức, trong thói quen công việc của DN và cán bộ hải quan.
Nhưng với vai trò hết sức quan trọng của TTHQĐT đối với tiến trình hiện đại hóa, Hải quan Việt Nam đã tập trung nguồn lực để thực hiện. Sau khi Chiến lược và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa được ban hành, một trong những nhiệm vụ được ngành Hải quan ưu tiên tập trung thực hiện là TTHQĐT. Thời điểm đó, Tổng cục Hải quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý để trình Chính phủ cho phép triển khai chính thức TTHQĐT trên phạm vi cả nước (được Chính phủ đồng ý thông qua việc ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1-1-2013). Cùng với đó là việc xúc tiến tìm kiếm một hệ thống CNTT đủ mạnh ở các nước có nền Hải quan hiện đại trên thế giới để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu “điện tử hóa” các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành của ngành Hải quan trong giai đoạn mới.
Với quyết tâm cao độ và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến cuối năm 2013, TTHQĐT đã phủ sóng tại 100% Cục Hải quan địa phương về đích trước 2 năm so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược. Đặc biệt, từ ngày 1-4-2014, khi Tổng cục Hải quan chính thức áp dụng Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản viện trợ, TTHQĐT đã được nâng lên một bước cơ bản với mức độ tự động hóa cao hơn. Hệ thống dữ liệu được tập trung cấp Tổng cục theo mô hình quản lý của cơ quan Hải quan hiện đại. Hệ thống giúp DN có thể khai báo thủ tục hải quan bất cứ lúc nào trong ngày và ở bất kỳ đâu (khi có trang bị hệ thống máy tính kết nối internet). Việc tiếp nhận, phân luồng, cấp số tờ khai cũng được Hệ thống tự động thực hiện. Chỉ trường hợp tờ khai phải kiểm tra thêm hồ sơ hay thực tế hàng hóa DN mới phải đến chi cục nơi mở tờ khai, hầu hết DN sẽ trực tiếp in tờ khai từ Hệ thống và đến cửa khẩu để nhập hàng hoặc xuất hàng. Đến nay, VNACCS/VCIS được triển khai đến 100% chi cục (171/171 chi cục), về đích sớm 5 năm so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020.
Có thể nói TTHQĐT đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong phương thức thực hiện thủ tục hải quan, tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho CBCC hải quan và cộng đồng DN - tạo một bước chuyển có tính đột phá trong lịch sử 70 năm xây dựng, phát triển và hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam.
Bên cạnh việc thực hiện TTHQĐT, Bộ Tài chính còn đặt ra một số yêu cầu quan trọng trong việc điện tử hóa hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Có thể kể đến như thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hóa điện tử (e-Manifest); thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và C/O điện tử (e-C/O và e-Permit) với các cơ quan liên quan… Đến nay, Tổng cục Hải quan đã và đang triển khai một cách rộng khắp thông qua phối hợp thu thuế, lệ phí qua ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử với 19 ngân hàng; hệ thống e-Manifest thu hút hàng trăm hãng tàu, đại lý hàng tàu, doanh nghiệp giao nhận tham gia; e-C/O và e-Permit cũng đã có được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận khi Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) thực hiện kết nối Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) được với 6 bộ, đồng thời chuẩn bị kết nối thêm 3 bộ và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN… Các phương thức quản lý hải quan hiện đại như quản lý rủi ro; kiểm tra sau thông quan; sử dụng trang thiết bị hiện đại trong kiểm tra, giám sát hải quan… đang được áp dụng ngày càng sâu, rộng và bước đầu phát huy kết quả trong tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan.
Dù chưa có đánh giá cuối cùng, nhưng có thể nói với những kết quả quan trọng nêu trên, Tổng cục Hải quan đã về đích sớm trong thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015. Một bước tiến đáng ghi nhận đóng góp vào bề dày thành tích 70 năm xây dựng, phát triển của Ngành.
Hướng đến trình độ các nước hàng đầu ASEAN
Kết quả đạt được trong cải cách, hiện đại hóa thời gian qua là rất đáng khích lệ, nhưng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tới vẫn hết sức nặng nề. Đó là thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đưa Hải quan Việt Nam sớm đạt trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK.
Để cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 1514/QĐ-BTC, đồng thời bắt tay xây dựng Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu trong giai đoạn này là Hải quan Việt Nam phải có trình độ ngang bằng trình độ của các nước dẫn đầu ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia). Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi có thể thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa sớm đạt mục tiêu quan trọng này. Các nhiệm vụ cần làm rõ để thực hiện là: Xây dựng về mặt thể chế (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật); công tác tổ chức cán bộ, xây dựng lực lượng; hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất… Quá trình xây dựng các mục tiêu hiện đại hóa giai đoạn 2016-2020, cũng phải bám sát và đánh giá được những tác động của các cơ chế chính sách mới, những Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết…
Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách, hiện đại hóa thời gian qua, hoàn toàn có thể tin tưởng Hải quan Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được thành công trong chặng đường phát triển mới, góp phần cùng đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế.
Bà Pat Flynn Chenzia - Giám đốc cao cấp phụ trách kho vận toàn cầu của Tập đoàn Microsoft:
Hải quan Việt Nam có nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho DN như: Thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS; Chương trình DN ưu tiên…
Với 13 năm kinh nghiệm làm việc trong lực lượng Hải quan Hoa Kỳ và nhiều năm làm việc trong lĩnh vực đại lý hải quan trước khi đầu quân cho Tập đoàn Microsoft, tôi cảm nhận rõ nét những tác động và hiệu quả đối với cộng đồng DN của những hoạt động cải cách, hiện đại hóa mà Hải quan Việt Nam đang thực hiện. Cách thức thực hiện và mục tiêu hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam đặt ra đang hướng theo và tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Nhà máy Microsoft Bắc Ninh hoạt động theo phương thức khi có khách hàng đặt hàng Công ty mới tiến hành sản xuất. Việc giao hàng thực hiện theo đơn và hoạt động sản xuất, xuất khẩu của chúng tôi theo mô hình liên tục 24/7, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ. Và nhu cầu khai báo thủ tục hải quan của DN cũng tương tự như vậy, đo đó việc Tổng cục Hải quan bố trí hoạt động theo mô hình 24/7 giúp ích rất nhiều cho hoạt động của Nhà máy Microsoft Bắc Ninh…
Ông Đoàn Xuân Tiệp - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng XNK Công ty Yusen Logistics tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh):
Công ty chúng tôi là DN hoạt động trong lĩnh vực logistics và thực hiện thủ tục khai báo hải quan cho khoảng 100 DN, trong đó phần lớn là DN FDI của Nhật Bản, với những khách hàng lớn như Canon, Toyota, Honda… Ở khu vực miền Bắc, Công ty Yusen Logistics có 10 phòng XNK như tại KCN Quế Võ, với tổng lượng tờ khai hải quan từ 300 đến 400 bộ/ngày. Trong đó, Phòng XNK tại KCN Quế Võ có quy mô lớn nhất với 20 khách hàng và lượng tờ khai trung bình 120 bộ/ngày. Tại KCN Quế Võ, Công ty Yusen Logistics thực hiện khai báo hải quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS từ ngày 21-4-2014.
Việc thực hiện VNACCS/VCIS cũng giúp cho DN giảm giấy tờ phục vụ in ấn. Ví dụ, trước đây với một tờ khai chúng tôi phải in hết khoảng 10 tờ giấy A4, thì hiện nay DN chỉ cần in khoảng 2 tờ là đủ các thông tin cơ bản liên quan đến lô hàng. Với lượng tờ khai như hiện nay, nếu thực hiện như trước, trung bình một tháng DN phải sử dụng trên 20.000 tờ giấy phục vụ việc in tờ khai, hiện nay số giấy dùng để in giảm xuống chỉ còn khoảng 6.000 tờ, tương đương giảm 14.000 tờ/tháng.
Đại diện phòng XNK Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam (KCN Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương):
DN tham gia khai báo thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS từ khi Chi cục Hải quan Hải Dương (Cục Hải quan Hải Phòng) triển khai chính thức (ngày 19-5-2014).
Kể từ khi áp dụng VNACCS/VCIS, Công ty đã có thêm rất nhiều thuận lợi trong thực hiện thủ tục hải quan, đặc biệt là giảm thời gian thực hiện thủ tục và tiết giảm chi phí. Ví dụ, việc khai báo và nhận kết quả đối với mỗi tờ khai của DN hiện chỉ còn khoảng 15 giây thay vì khoảng 2 phút như trước đây. Tính ra số thời gian mà Công ty cắt giảm được lên đến 6.213 phút/tháng (tương đương giảm được hơn 100 giờ/tháng).
Không chỉ nhanh chóng trong việc nhận được kết quả phân luồng, số tờ khai, những thay đổi của Tổng cục Hải quan trong quy trình in, xuất trình tờ khai cho cơ quan Hải quan cũng được đơn giản hóa hơn rất nhiều giúp DN cắt giảm được thời gian làm thủ tục hải quan trung bình khoảng 3 giờ/lô hàng so với trước đây.
Theo tính toán của Công ty, những tiện ích như trên của Hệ thống VNACCS/VCIS đã giúp Công ty tiết kiệm khoảng 12.660 USD/tháng.
Đại diện Chi nhánh Công ty TNHH dịch vụ XNK Thành Đạt tại Hải Phòng:
Chúng tôi thường xuyên làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III, Cục Hải quan Hải Phòng (đơn vị đầu tiên thí điểm sử dụng mã vạch phục vụ công tác giám sát trên tờ khai từ ngày 20-10-2014). Trung bình Công ty mở khoảng 4 tờ khai NK/ngày (tổng cộng có 4 hoặc 5 container). Từ khi Tổng cục Hải quan và Hải quan Hải Phòng có chủ trương sử dụng mã vạch, Công ty rất tích cực tham gia.
Việc sử dụng mã vạch là bước cải tiến rất lớn trong quy trình thủ tục hải quan ở cửa khẩu. Bởi trước đây, để thực hiện thủ tục liên quan đến giám sát hải quan ở cửa khẩu, DN phải trải qua 2, 3 bước làm việc với Đội Giám sát cổng cảng, kho bãi trước khi đưa hàng ra khỏi cảng. Nhưng với tờ khai có mã vạch, các thông tin được tích hợp nên DN chỉ cần in tờ khai và xuất trình cho cán bộ hải quan giám sát ở cổng cảng. Tại đây, công chức hải quan sử dụng thiết bị đọc mã vạch nên việc kiểm tra dữ liệu cũng rất nhanh. Khi dữ liệu trên tờ khai thống nhất với hệ thống của cơ quan Hải quan, lô hàng sẽ được đưa ra khỏi cảng.
Đại diện Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (Intel):
Khi được Tổng cục Hải quan công nhận là DN ưu tiên, chúng tôi được hưởng những quyền lợi ưu tiên, nên thời gian thông quan hàng hóa bình quân (tính từ thời điểm DN truyền dữ liệu tờ khai cho cơ quan Hải quan đến khi nhận được phản hồi và thời gian thông quan hàng hóa tại cảng) giảm từ 24 tiếng xuống còn 6 tiếng (giảm 4 lần so với trước khi chưa được công nhận là DN ưu tiên).
Ngoài việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, khi được công nhận là DN ưu tiên cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho DN, như: Tạo niềm tin và uy tín đối với cơ quan Hải quan và các cơ quan ban ngành, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Intel tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tạo mối quan hệ với các DN ưu tiên khác có cùng mô hình hoạt động để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong việc xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ quy định pháp luật về hải quan, thuế…
Nguyễn Quốc (ghi)
CÁC TIN KHÁC
2016-06-06 10:45:54
Quy hoạch cảng cạn đã lỗi thời2016-06-06 10:43:24
Cân nhắc giảm thuế nhập khẩu linh kiện xe đầu kéo về 0%2016-06-06 10:41:02
Chính thức thu phí tại cảng, bến thủy nội địa2016-05-06 10:55:13
Logistics Việt Nam cần trên 18 ngàn lao động2016-05-06 10:53:36
Sàn giao dịch vận tải khan hàng2016-04-25 10:27:26
Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến2016-04-21 11:11:18
Sẽ thu thêm hàng ngàn tỉ đồng thuế từ phụ phí vận tải biển?2016-04-21 11:06:19
Mừng lo cho hạt gạo Việt Nam xuất khẩu2016-04-21 11:05:22
Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến2016-04-02 08:49:44
Cận cảnh ụ nổi 30 tỷ của Vinalines bị định giá thảm2016-03-30 11:11:20
Chuyên gia lo metro số 1 của TPHCM không có người đi2016-03-30 11:10:24
Hải Phòng: Soi chiếu gần 4.000 container2016-03-28 13:53:56
Đánh vật với phí BOT2016-03-28 13:49:56
Chương trình đối tác Hải quan-Doanh nghiệp: Cơ hội để doanh nghiệp tham gia hoàn thiện pháp luật hải quan2016-03-23 09:05:07
Chuyên gia Nhật Bản tư vấn về VNACCS/VCIS2016-03-22 10:29:56
Xu hướng kết đôi logistics - xuất nhập khẩu2016-03-22 10:27:52
Mở tuyến vận tải biển In-cheon - Hải Phòng2016-03-19 09:46:42
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tháng 2/2016 đạt 20,39 tỷ USD2016-03-19 09:45:05
Doanh nghiệp vận tải than khó vì đường Hà Nội - Hải Phòng tăng phí2016-02-18 10:41:41
Hơn 400 tỷ đồng xây bến cảng trên khu đất cũ của Vinalines2016-02-18 10:40:05
Làm sao để ICD đúng nghĩa là "cánh tay nối dài" của cảng biển?2016-02-18 10:38:45
2.468 DN khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia2015-12-28 14:13:59
Gỡ khó chi phí vận tải cản đường cạnh tranh2015-12-25 15:03:19
TPHCM muốn di dời cụm cảng Trường Thọ về Quận 92015-12-25 14:58:36
Những mặt hàng nhập khẩu chính 11 tháng năm 20152015-12-08 09:50:36
Khai trương Sàn giao dịch vận tải Vinatrucking2015-12-08 09:46:29
Cạnh tranh trong AEC, doanh nghiệp logistics phải giảm chi phí dịch vụ2015-12-01 09:59:06
Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cao hơn ASEAN, Trung Quốc2015-11-30 14:13:37
Tư duy mới trong vận tải2015-11-28 09:56:48
Hải quan TP.HCM: Gần 19.000 container kiểm tra qua máy soi2015-11-26 15:05:10
Phát triển logistics hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu2015-11-25 09:44:42
Logistics yếu “kìm chân” xuất khẩu2015-11-18 14:00:07
Cần Thơ có thêm cảng mới tiếp tàu 2.000 DWT2015-11-12 11:08:29
Đồng bộ trong sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS2015-11-11 11:20:14
Để tăng trưởng xuất khẩu bền vững2015-11-10 14:22:07
Hội nghị "Logistics Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế Asian 2015"2015-11-10 13:59:56
Cần thêm 380 triệu đô la để luồng Soài Rạp đón được tàu lớn2015-08-11 16:41:59
Đã xuất khẩu hơn 3,3 triệu tấn gạo2015-08-11 16:41:51
Hàng bị kiểm hóa, DN cần chuẩn bị những gì?2015-08-11 16:41:44
Loay hoay với hệ thống hải quan điện tử2015-08-11 16:41:38
Doanh nghiệp thi nhau tố khổ về thủ tục hải quan2015-08-11 16:39:35
Sáng nay 17-9, sau cơn bão số 3, hoạt động XNK ở cảng Hải Phòng diễn ra thông suốt.